Các loại móng điển hình như: Móng băng, móng cọc, móng đơn, móng bè thường được sử dụng phổ biến trong các thiết kế nhà 2 tầng hiện nay.
Nhà 2 tầng loại công trình có tải trọng trung bình, tùy vào những điều kiện địa chất cũng như tự nhiên của mỗi khu vực mà lại có những phương án kết cấu móng phù hợp nhất. Khi thiết kế nhà 2 tầng những phương án móng phổ biến được áp dụng thường xuyên ở nhiều tỉnh thành trên cả nước gồm: Móng băng, móng cọc. Tuy nhiên vẫn có trường hợp xây nhà 2 tầng nhưng dùng móng đơn hoặc móng bè.
Do đó, để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt là phù hợp với kết cấu và khả năng chịu tải của từng công trình mà chủ nhà thực hiện các phương án móng khác nhau. Dưới đây, Nhà Đẹp Nhà Xinh sẽ giới thiệu với các bạn những loại móng nhà 2 tầng điển hình, cách thức thực hiện, ưu và hạn chế của từng loại để khách hàng có được sự lựa chọn phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.
- Móng băng là một trong các loại móng nhà 2 tầng được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay bởi giá thành vừa phải cùng độ lún đồng đều của nó. Đây là loại móng có chiều dài rất lớn so với chiều rộng. Móng băng nhà 2 tầng được dùng dưới nhà, dưới tường, dưới dãy cột, khi dùng móng bâng dưới dãy cột gọi là móng băng giao thoa.
- Đối với những nền đất yếu, độ lún không đều, ngoài việc dầm đất cho chặt người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái.
- Móng băng gồm 3 loại : móng cứng, móng mềm, móng kết hợp. Chiều cao của bản vẽ móng băng nhà 2 tầng phụ thuộc vào nhịp của cột và chiều cao tầng đối với nhà.
- Móng cọc là loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng lượng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm dưới sâu.
- Khác với móng băng, móng cọc thường được dùng với các trường hợp nhà có địa hình phức tạp, nền đất yếu như ao hồ, đất mượn, đất vườn,... Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng.
- Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt. Ưu điểm của loại móng này là thi công nhanh gọn, khả năng chịu tải cực tốt cùng giá thành hợp lý.
- Móng bè (móng toàn diện) là một loại móng nông, được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình như: dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước, hồ bơi, nhà cao tầng có kết cấu chịu lực nhậy lún lệch không đều.
- Tuy nhiên, trên thực tế khi xây nhà 2 tầng thường rất ít sử dụng móng bè do trọng tải không quá lớn.
- Ưu điểm của móng bè: phân bố đồng đều tải trọng của công trình lên nền đất, giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.
- Móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực trong xây nhà trọn gói. Đây là loại móng có giá thành rẻ nhất, tác dụng chịu lực tùy thuộc vào thành phần cấu tạo và mác bê tông (nếu dùng loại móng bê tông cốt thép). Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện,...
- Đối với điều kiện địa chất rất tốt, đất cứng, đất trên nền đá… thì ta có thể sử dụng móng đơn kết hợp giằng móng để xây dựng nhà 2 tầng, trong trường hợp này móng đơn vẫn đảm bảo điều kiện chịu lực mà lại tiết kiệm chi phí xây dựng.
- Trên thực tế, phương án móng đơn ít được sử dụng khi xây dựng nhà 2 tầng mà thường được dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ.
Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi phần nào giúp đỡ được các bạn trong quá trình xây dựng, hoàn thiện tổ ấm của mình và gia đình. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, cần trợ giúp tư vấn miễn phí hay liên hệ ngay với Nhà Đẹp Nhà Xinh nhé!