Tư vấn thi công dầm bê tông cốt thép

Dầm bê tông cốt thép là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dầm bê tông cốt thép? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi tư vấn thiết kế tại Nhà Đẹp Nhà Xinh.

I. Dầm bê tông cốt thép là gì ?

tu van thi cong dam be tong cot thep

- Dầm bê tông cốt thép được hiểu (BTCT) là một cấu kiện gồm Bê Tông và Cốt Thép trong xây dựng thường có dạng hình chữ nhật, hình vuông.

 

tu van thi cong dam be tong cot thep

- Dầm thường được gối lên cột trong nhà ở và các công trình xây dựng nói chung. Bê Tông là hỗn hợp gồm 3 thành phần chính là Xi Măng, Cát, Đá. Như vậy có thể nói dầm Dầm bê tông cốt thép là hỗn hợp gồm Xi Măng, Cát, Đá và Thép. (Thép gồm sắt Fe và Cacbon C và một số nguyên tố hóa học khác)

II. Dầm bê tông cốt thép chịu nén hay chịu uốn?

- Dầm bê tông cốt thép là cấu kiện chịu uốn, khi nói dầm là cấu kiện chịu uốn nghĩa là dầm chịu uốn là chủ yếu vì bên cạnh chịu uốn thì dầm cũng một phần chịu nén nhưng nhỏ so với khả năng chịu uốn của dầm.

III. Cấu tạo của dầm bê tông gốt thép gồm?

- Cốt thép trong dầm gồm : cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai, cốt xiên. Trong dầm luôn tồn tại 4 cốt dọc ở 4 góc và cốt đai; cốt xiên có thể không có.

- Cốt thép dọc chịu lực của dầm thường dùng nhóm AII, AIII hoặc CII, CIII có đường kính = 12 - 40 mm và cốt đai trong dầm dùng để chịu lực ngang ít nhất có đường kính = 4mm. (nhóm CI hoặc AI)

- Lớp bảo vệ cốt thép Ao được định nghĩa là khoảng cách từ mép ngoài bêtông đến mép cốt thép (Ao1 là lớp bảo vệ cốt đai, Ao2 là lớp bảo vệ cốt dọc), lớp bảo vệ đảm bảo cốt thép không bị rỉ sét. Khoảng cách thông thủy To giữa 2 cốt thép là khoảng cách từ mép cốt thép này đến mép cốt thép kia, đảm bảo khi đổ bêtông không bị kẹt đá (đá 1×2).

tu van thi cong dam be tong cot thep

- Qui định về kích thước như sau:

ao1 ≥ 1cm khi h ≤ 25cm;

ao1 ≥ 1,5cm khi h > 25cm.

ao2 ≥ 1,5cm khi h ≤ 25cm;

ao2 ≥ 2cm khi h > 25cm.

IV. Nguyên lý hoạt động của dầm bê tông cốt thép

Quan sát sự làm việc của dầm từ lúc mới đặt tải đến lúc phá hoại, sự diễn biến của dầm xảy ra như sau:

- Khi tải trọng chưa lớn thì dầm vẫn còn nguyên vẹn, tiếp đó cùng với sự tăng của tải trọng, xuất hiện của khe nứt thẳng góc với trục dầm tại đoạn dầm có moment lớn và những khe nứt nghiêng ở đoạn dầm gần gối tựa là chỗ có lực ngang lớn (hình IV.5), khi tải trọng đã lớn thì dầm bị phá hoại hoặc tại tiết diện có khe nứt thẳng góc, hoặc tại tiết diện có khe nứt nghiêng. Trong suốt quá trình đặt tải, độ võng của dầm cứ tăng lên.

- Trong trạng thái giới hạn của dầm theo khả năng chịu lực (tức là theo cường độ) được đặc trưng bằng sự phá hoại theo tiết diện thẳng góc với trục dầm hoặc theo tiết diện nghiêng như hình 4.5, vì vậy tính toán cấu kiện chịu uốn theo khả năng chịu lực bao gồm tính toán trên tiết diện thẳng góc và trên tiết diện nghiêng.

Trên đây là những tư vấn thi công dầm bê tông cốt thép cơ bản của Nhà Đẹp Nhà Xinh. Hi vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ hơn về dầm bê tông cốt thép trong xây dựng nhà đẹp để áp dụng cho công trình của mình.

 

>>HƯỚNG DẪN XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ Ở

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

 
0979 575 616