Hướng dẫn xử lý móng nhà trên nền đất yếu như ao, hồ,... một cách đầy đủ và chi tiết nhất để bạn có thể dễ dàng thi công và thực hiện.
Móng là bộ phận có vai trò quan trọng nhất khi xây dựng nhà đẹp, nó có tác dụng truyền tải trọng của toàn bộ ngôi nhà xuống nền đất. Ngôi nhà muốn bền vững thì móng phải tốt, phải chắc chắn. Chính vì vậy, xử lý nền móng là một công việc cực kỳ quan trọng trong tiến trình xây dựng một căn nhà.
Tuy nhiên, không phải khu vực nào địa chất cũng thuận lợi cho việc làm móng. Khi xây dựng một ngôi nhà có địa chất không tốt, trên nền đất yếu như ao, hồ, đất mượn… thì việc xử lý móng sẽ phức tạp hơn nhiều.
Cách 1: Xử lý móng nhà trên nền đất yếu bằng cách thay đổi chiều sâu chôn móng
- Làm móng nhà trên nền đất yếu có nhiều cách giải quyết khác, trong đó thay đổi chiều sâu chôn móng là một trong những cách phổ biến được áp dụng. Chiều sâu chôn móng là độ sâu kể từ mặt đất đến hố móng. Việc thay đổi chiều sâu chôn móng nhằm giải quyết sự lún và khả năng chịu tải của nền.
- Khi tăng chiều sâu chôn móng sẽ làm tăng trị số sức chịu tải của nền đồng thời làm giảm ứng suất gây lún cho móng nên giảm được độ lún của móng. Đồng thời tăng độ sâu chôn móng, có thể đặt móng xuống các tầng đất phía dưới chặt hơn, ổn định hơn. Tuy nhiên việc tăng chiều sâu chôn móng phải cân nhắc giữa 2 yếu tố kinh tế và kỹ thuật.
Cách 2: Xử lý móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu bằng cách thay đổi hình dạng và kích thước móng
- Xây nhà cấp 4 trên nền đất yếu, bạn có thể thay đổi kích thước và hình dáng móng sẽ có tác dụng thay đổi trực tiếp áp lực tác dụng lên mặt nền, và do đó cũng cải thiện được điều kiện chịu tải cũng như điều kiện biến dạng của nền.
- Khi tăng diện tích đáy móng thường làm giảm được áp lực tác dụng lên mặt nền và làm giảm độ lún của công trình. Tuy nhiên đất có tính nén lún tăng dần theo chiều sâu thì biện pháp này không hoàn toàn phù hợp.
Cách 3: Xử lý móng nhà trên nền đất yếu bằng cách thay đổi loại móng và độ cứng của móng
- Thay đổi loại móng và độ cứng của móng cho phù hợp với điều kiện địa chất công trình. Có thể thay móng đơn bằng móng băng, móng băng giao thoa, móng bè hoặc móng hộp; trường hợp sử dụng móng băng mà biến dạng vẫn lớn thì cần tăng thêm khả năng chịu lực cho móng. Độ cứng của móng bản, móng băng càng lớn thì biến dạng bé và độ lún sẽ bé.
- Có thể sử dụng biện pháp tăng chiều dày móng, tăng cốt thép dọc chịu lực, tăng độ cứng kết cấu bên trên, bố trí các sườn tăng cường khi móng bản có kích thước lớn. Đối với các thiết kế nhà cấp 4 trên nền đất yếu, khi thay đổi loại móng và độ cứng của móng, chủ đầu tư cần hỏi ý kiến kỹ sư để đảm bảo việc thay đổi không làm ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu công trình.
Cách 4: Làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu bằng cách dùng cọc tre và cọc tràm
- Cọc tre và cọc tràm là giải pháp công nghệ mang tính truyền thống để xử lý nền cho công trình có tải trọng nhỏ trên nền đất yếu. Cọc tràm và tre có chiều dài từ 3 - 6m được đóng để gia cường nền đất với mực đích làm tăng khả năng chịu tải và giảm độ lún.
- Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thường 25 cọc tre hoặc cọc tràm được đóng cho 1m2 . Tuy vậy nên dự tính sức chịu tải và độ lún của móng cọc tre hoặc cọc tràm bằng các phương pháp tính toán theo thông lệ. Việc sử dụng cọc tràm trong điều kiện đất nền và tải trọng không hợp lý đòi hỏi phải chống lún bằng cọc tiết diện nhỏ.
Chú ý: Đóng cọc cần được đóng chìm sâu dưới mực nước ngầm thì mới có hiệu quả, nếu đóng trên mực nước ngầm thì cọc sẽ bị mục và không còn tác dụng nữa.
Chúng tôi hy vọng rằng, với những hướng dẫn về cách làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu như trên, bạn có thể áp dụng cho hiện trạng nền đất yếu của gia đình mình. Ngoài ra, nếu các bạn cần bất cứ sự tư vấn giúp đỡ nào khác thì đừng ngại ngần gì mà hãy liên hệ ngay với Nhà Đẹp Nhà Xinh nhé.
>>ĐÁ ỐP MẶT TIỀN ĐẸP - XU HƯỚNG THIẾT KẾ NGOẠI THẤT NĂM 2019