Xây tầng lửng nhà dân dụng hiện rất phổ biến nhưng do chưa biết cách thiết kế nên các gia đình vẫn thắc mắc có nên xây tầng lửng hay không?
Đối với những ngôi nhà dân có diện tích nhỏ hẹp hoặc không có tài chính để xây lên cao việc thiết kế có gác lửng hay gác xép là giải pháp tăng diện tích sử dụng tối ưu nhất. Đồng thời cũng tạo ra không gian thoáng đãng và đẹp hơn cho những mẫu nhà đẹp của gia đình bạn. Tuy vậy, vì tồn tại một số nhược điểm nên rất nhiều người thắc mắc có nên xây tầng lửng hay không?
Theo các kiến trúc sư, tầng lửng hay còn gọi là gác lửng, gác xép hoặc đơn giản gọi là lửng một tầng trong kiến trúc của một tòa nhà, nó là một tầng trung gian giữa các tầng do đó thường không tính trong số các tầng tổng thể của một ngôi nhà. Thông thường tầng lửng là trần thấp và nằm ở tầng 1 (tầng dưới cùng).
Mô hình nhà có gác lửng
Thiết kế tầng lửng là một trong những cách để tăng diện tích sử dụng theo chiều cao. Việc làm này rất thích hợp với những căn nhà có diện tích hẹp hoặc nằm trong khu vực bị khống chế chiều cao. Nhưng ngay cả với những ngôi nhà lớn, cũng có thể thiết kế tầng lửng để tạo ra không gian đẹp và thoáng. Ưu điểm cụ thể như sau:
- Khi diện tích xây dựng không được rộng lắm mà cần mặt bằng trệt để kinh doanh hoặc làm nơi để xe, nhà kho cũng có thể làm tầng lửng để tăng tối đa diện tích chứa đựng.
- Khi buộc phải giới hạn bởi chiều cao công trình mà cần mặt bằng rộng cũng có thể dùng tầng lửng. Trường hợp đủ diện tích, có thể đưa hết các không gian chức năng của tầng trệt lên tầng lửng như bếp ăn, phòng khách.
Thiết kế tầng lửng tạo nên không gian tiếp khách rất sang trọng
- Tầng lửng cũng có thể chỉ dùng với mục đích tiếp khách mà vẫn quan sát được việc mua bán ở tầng trệt. Tầng lửng có khi vừa là phòng khách vừa là phòng sinh hoạt chung gia đình.
- Với nhiều nhà ở, có thể bố trí tầng lửng như một phòng ngủ của gia chủ.
Phòng ngủ rộng rãi và thoáng hơn khi thiết kế tầng lửng đặt giường và kệ sách
Rất ấn tượng với không gian tầng lửng vừa làm phòng ngủ vừa làm nơi làm việc
- Tiết kiệm được chi phí xây dựng cho gia chủ vì diện tích cũng như chiều cao nhỏ hơn, những gia chủ vừa muốn xây nhà đẹp tiết kiệm chi phí vừa muốn ở rộng không gian thì chúng tôi khẳng định có nên xây tầng lửng.
Do chiều cao của tầng lửng thấp hơn nên tồn tại một số hạn chế sau:
- Hạn chế dùng trần thạch cao hay đèn chùm, đèn thả để trang trí.
- Việc làm trần chống nóng hoặc suy nghĩ làm rèm cũng trở nên khó khăn.
- Các hình thức trang trí cũng hạn chế: không nên dùng vách ngăn chia, hay quá nhiều đồ gỗ hoặc đồ lưu niệm để tránh gây cảm giác trật trội.
- Tầng lửng phía sau (loại này phổ biến nhất đối với những công trình nhà phố, liên kế) với ưu điểm là tạo không gian đẹp cho phòng khách, vị trí tầng lửng tạo điều kiện tốt để làm không gian sinh hoạt chung, có thể quan sát tầng trệt, bên cạnh đó kiểu tầng lửng này cũng bộc lộ khuyết điểm như làm không gian trệt phía sau thấp ngay cả không gian của tầng lửng cũng gây cảm giác thấp và chật chội. Hãy nghĩ xem bạn có nên xây tầng lửng phía sau cho ngôi nhà của mình không?
Xây tầng lửng kiểu phía sau giúp không gian phòng khách như được nới rộng ra và tạo nên sự hoành tráng
- Tầng lửng phía trước gây ấn tượng mạnh khi người khách bước vào phòng khách, cảm giác không gian mới lạ, và thu hút, nếu biết cách phối hợp thêm màu sắc và chú ý tới mảng khối thì chắc chắn sẽ đọng lại trong tâm trí người khách một cảm giác thích thú.
Thiết kế tầng lửng phía trước thu hút tầm nhìn ở phòng khách
- Tầng lửng bên hông cũng thường được chủ nhà thích thú vì sự mới lạ và độc đáo, cần phải có một diện tích đủ lớn để có thể làm được kiểu tầng lửng như thế này.
Xây nhà có gác lửng bên hông tạo nên không gian mới lạ, độc đáo
- Tầng lửng trong phòng thường được bố trí trên toilet làm không gian làm việc học tập hay theo một sở thích cá nhân, tạo cảm giác thoải mái và riêng tư, chỉ nên bố trí khi diện tích phòng ngủ tương đối lớn hoặc dài, tạm coi là gác xép trong phòng.
Thiết kế gác xép trong phòng ngủ để mở rộng không gian và sử dụng vào nhiều mục đích
Tùy theo quan điểm thẩm mỹ và kết cấu kỹ thuật của công trình, ngôi nhà thì sẽ có những thiết kế, trang trí khác nhau của các tẩng lửng trong ngôi nhà. Đối với những căn nhà nhỏ và vừa, có thể sử dụng tầng một cho kinh doanh và đưa bếp, nhà ăn, phòng khách lên tầng lửng. Từ tầng lửng, có thể quan sát được sinh hoạt của tầng dưới và không gian sống trở nên thoáng hơn.
Nguyên tắc thiết kế gác lửng?
Riêng đối với các căn nhà rộng, khu vực thiết kế được không gian lạ, sang trọng thì tầng lửng như để trang trí, có thể làm riêng một thang chỉ để lên phần này. Phần trệt dưới bố trí nhà kho, nơi để xe,… tuỳ vào sự phóng tác của kiến trúc sư hay dụng ý của gia chủ.
Thiết kế gác lửng vừa làm nơi làm việc lý tưởng với kệ sách ốp tường
Đối với nhà sâu, có thể thiết kế tầng lửng nằm trong phần trệt và dùng làm nơi sinh hoạt chung. Tầng 2 và 3 có nên xây tầng lửng để dùng làm phòng ngủ. Tầng tiếp theo cũng có thể bố trí thêm được một phòng ngủ nữa nếu đông người.
Thiết kế nhà đẹp xây mới, tầng lửng có thể thiết kế đúc. Trường hợp nhà cũ với độ thông thủy tầng trệt tương đối cao, có thể thêm một gác lửng bằng tấm xi măng Cemboard hoặc đúc giả để tăng diện tích sử dụng. Vị trí tầng lửng thường chiếm khoảng 1/2-2/3 diện tích xây dựng tầng trệt. Cao độ tầng trệt thường từ 3,5 m đến 4 m, nếu trệt có lửng thì cao từ 4,5 đến 5 m, khi đó, chiều cao tầng lửng hợp lí vào khoảng 2,2 m-2,5 m.
Chú ý: không nên thiết kế bếp trên gác lửng hoặc bàn ăn gia đình trên gác lửng.
Gác lửng nên cao bao nhiêu?
Chiều cao tầng lửng hợp lí chiếm 2/3 chiều sau căn nhà hoặc căn phòng tùy vào vị trí thiết kế
Độ cao của tầng một và lửng thường khoảng 2,5 đến 2,8 m. Có nhiều nhà làm tầng lửng nhưng chỉ đúc ra 1,5 hoặc 2 m để bàn thờ hoặc kê vài cái ghế… quy định chiều cao tầng lửng chiếm khoảng 2/3 chiều sâu của căn nhà. Cầu thang từ trệt lên lửng có thể đặt ở vị trí nhỏ gọn vì số bậc ít và không chiếm diện tích. Cầu thang từ phần lửng lên các tầng trên có thể bố trí ở một khu vực khác thuận lợi hơn và phân chia không gian hợp lý.
Nhà có tầng lửng tại Việt Nam
Ở Việt Nam, theo quy định thì tẩng lửng chiếm diện tích khoảng 80% diện tích của sàn nhà tuy nhiên trường hợp chủ nhà, chủ công trình lấp ô thông tầng ở tầng lửng bị coi là xây dựng vượt quá số tầng được phép và bị phạt.
Đối với nhà ở riêng lẻ, nếu việc thay đổi kiến trúc bên trong công trình xây dựng không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính thì không xử phạt về hành vi xây dựng sai Giấy phép xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư xây dựng đúng số tầng, có phát sinh thêm tầng lửng nhưng không vượt quá chiều cao công trình theo Giấy phép xây dựng thì không xử phạt về hành vi xây dựng sai Giấy phép xây dựng.
Có thể nói tầng lửng là một trong những biện pháp rất tuyệt vời và phổ biến để mở rộng mặt bằng công năng và tiết kiệm chi phí xây dựng cho ngôi nhà của bạn. Nhà Đẹp Nhà Xinh khuyên bạn nếu như nhà bạn chật hẹp thì có nên xây tầng lửng, tuy nhiên khi thi công tầng lửng cần chú ý các nguyên tắc chung cũng như nguyên tắc ở nước ta để đảm bảo được công năng cũng như tính thẩm mĩ, tính pháp lí cho ngôi nhà. Chúc các bạn thành công.